Hút chất thải công nghiệp như thế nào?
Công ty CP XD Cấp Thoát Nước Gia Định vận chuyển xử lý, hút chất thải công nghiệp, chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này, việc thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận.
Rất nhiều loại công nghiệp, trong quá trình sản xuất, phát sinh ra các chất thải độc hại. Các ngành công nghiệp thường thải ra các chất thải như là: công nghiệp hoá chất, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp sơn, mạ, công nghiệp thuộc da, công nghiệp nhuộm, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá hữu cơ phân tử, v.v…
Các biện pháp quản lý kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm chất thải công nghiệp
Kiểm soát có hiệu quả quá trình phát sinh, lưu giữ xử lý, tái chế và tái sử dụng, chuyên chở, thu hồi và chôn lấp các chất thải công nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường chuẩn mực, cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.
Có 5 giai đoạn trong toàn bộ quy trình quản lý chất thải công nghiệp, bao gồm:
Giai đoạn 1 – Quản lý nguồn phát sinh chất thải
Giai đoạn 2 – Thu gom và vận chuyển
Giai đoạn 3 – Xử lý trung gian
Giai đoạn 4 – Chuyên chở chất thải công nghiệp đến giai đoạn xử lý tiếp theo.
Giai đoạn 5 – Thải bỏ chất thải (chôn lấp cuối cùng).
Ngoài ra có thể nhờ đến các chuyên viên hút chất thải công nghiệp để xử lý chất thải nguy hại được ưu tiên đối với phương pháp giảm, quay vòng và tái sử dụng. Tuy nhiên phương án xử lý này thường chỉ dùng đối với một số loại rác thải như rất độc, chất quý hiếm có giá trị cần tái chế… Bên cạnh đó phương án xử lý này có những hạn chế như: đầu tư kinh phí cao, cần có kỹ thuật, tính chất đa dạng của chất thải,…
Do vậy, cần xem xét đến các phương án xử lý khác như chôn lấp, thiêu đất, bê tông hoá… Có nhiều quá trình xử lý chất thải công nghiệp, nhưng có thể tóm lược lại thành 3 quá trình chính như sau:
– Quá trình hoá lý
– Quá trình hoá học
– Quá trình sinh học
Các quá trình kỹ thuật khác loại bỏ chất thải công nghiệp như: Đốt phế thải, giảm thể tích phế thải, hút chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, có một số loại phế thải không nên sử dụng bằng quá trình đốt như là chất phóng xạ, chất thải dễ nổ.
Thực tế cho thấy, không có một quá trình đơn lẻ nào có thể xử lý triệt để chất thải công nghiệp cũng như chất thải nguy hại mà dây chuyền xử lý bao gồm một tập hợp các quá trình xử lý trên hợp và bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả xử lý tốt và việc nạo vét cống cũng vậy.